Chia sẻ dữ liệu cho một số máy hạn chế trong mạng nội bộ

Chia sẻ dữ liệu cho một số máy hạn chế trọng mạng nội bộ thường được sử dụng tại các tổ chứ, doanh nghiệp, trường học, hoặc những dự án lớn, ... với mục đích tối ưu hóa thời gian của tất cả mọi người.

Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc tối ưu hóa thời gian học tập và làm việc của mọi người là vấn đề đang được đẩy mạnh. Vấn đề chia sẻ dữ liệu, quyền truy cập nhiều người dùng cùng lúc là giải pháp khá thiết thực và hiệu quả. Cụ thể, tại hầu hết các doanh nghiệp và trường học đang áp dụng phương pháp chia sẻ dữ liệu cho một số máy hạn chế trong mạng nội bộ. Hãy cùng Itele tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này nhé!

Khái niệm về chia sẻ dữ liệu 

Chia sẻ dữ liệu cho một số máy hạn chế trong mạng nội bộ là cho phép một số máy tính cùng mạng truy cập và sử dụng các tài nguyên của một máy tính cụ thể trong đó. Khi chia sẻ, tất cả các máy tính trong mạng nội bộ đều có thể truy cập vào chung nguồn dữ liệu và sử dụng với mục đích công việc.

Chia sẻ dữ liệu cho một số máy hạn chế trong mạng nội bộ là cho phép một số máy tính cùng mạng truy cập và sử dụng các tài nguyên của một máy tính cụ thể trong đó
Chia sẻ dữ liệu là gì?

Tuy nhiên, việc chia sẻ dữ liệu cần phải được quản lý cẩn thận, đảm bảo tính bảo mật để tránh trường hợp phá vỡ quyền riêng tư trong tìm kiếm của mỗi cá nhân trong quá trình sử dụng.

Chia sẻ dữ liệu cho một số máy hạn chế trọng mạng nội bộ thường được sử dụng tại các tổ chứ, doanh nghiệp, trường học, hoặc những dự án lớn, … với mục đích tối ưu hóa thời gian của tất cả mọi người.

Chia sẻ dữ liệu cho một số máy hạn chế trong mạng nội bộ mang lại lợi ích gì?

Bất kỳ điều gì xảy ra đều mang tính chất hai mặt, việc chia sẻ dữ liệu cho một số máy hạn chế trong mạng nội bộ cũng vậy. Tùy theo cách bạn áp dụng mà nó sẽ có những lợi ích và hạn chế nhất định. Đầu tiên, chúng ta sẽ điểm qua vài lợi ích chính của vấn đề chia sẻ dữ liệu, bao gồm:

Khi các máy tính trong mạng nội bộ dễ dàng chia sẻ với nhau, người dùng sẽ truy cập và tìm kiếm dữ liệu nhanh chóng và hiệu quả hơn so với những cách thức truyền thống.
Lợi ích của việc chia sẻ dữ liệu
  • Tiết kiệm thời gian và hiệu suất công việc: khi các máy tính trong mạng nội bộ dễ dàng chia sẻ với nhau, người dùng sẽ truy cập và tìm kiếm dữ liệu nhanh chóng và hiệu quả hơn so với những cách thức truyền thống.
  • Giảm chi phí lưu trữ: khi chia sẻ dữ liệu cho một số máy hạn chế trong mạng nội bộ, người dùng không cần phải lưu trữ từng bản sao của dữ liệu trên máy tính cá nhân. Điều này giúp giảm ngân sách cho doanh nghiệp
  • Tăng tính khả dụng của dữ liệu: chia sẻ dữ liệu cho một số máy tính trong mạng nội bộ giúp phân tán và sao lưu nguồn dữ liệu trên nhiều máy tính khác nhau, nhằm giảm thiểu rủi ro mất tài liệu.
  • Tăng tính bảo mật dữ liệu: dễ dàng khoanh vùng đối tượng được phép đăng nhập vào hệ thống, cũng như kiểm soát quyền truy cập của từng tài khoản khi chia sẻ dữ liệu.

Những rủi ro thường khi chia sẻ dữ liệu cho một số máy hạn chế trong mạng nội bộ

Bên cạnh những lợi ích của việc chia sẻ dữ liệu cho một số máy hạn chế trong mạng nội bộ đã liệt kê trên, chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn một số nhược điểm có khả năng mắc phải khi thực hiện chia sẻ dữ liệu

  • Rủi ro bảo mật dữ liệu: Tuy việc chia sẻ dữ liệu cho một số máy hạn chế trong mạng nội bộ đảm bảo tính bảo mật tài liệu, nhưng nếu không kiểm soát tốt thì các máy dễ bị tấn công hoặc virut xâm nhập dẫn đến mất dữ liệu, lộ thông tin cá nhân người dùng, …
  • Vấn đề kiểm soát phức tạp: Khi quản lý chặt chẽ và ổn định thì mọi việc rất thuận lợi. Mặc khác, vấn đề kiểm soát thiếu logic sẽ dễ dẫn đến những hậu quả khó lường trong quá trình truy cập của người dùng.
  • Vi phạm pháp luật: Việc chia sẻ dữ liệu cho một số máy hạn chế trong mạng nội bộ cần phải tuân thủ theo các quy định về quyền riêng tư, bảo mật thông tin, .. nếu không sẽ có thể bị tra cứu vì tội vi phạm pháp luật
  • Chi phí triển khai cao: Việc chuẩn bị các biện pháp về bảo mật, quyền riêng tư, … có mức phí không nhỏ. dẫn đến chi phí của doanh nghiệp tăng.

Những điều kiện khi chia sẻ dữ liệu cho một số máy hạn chế trong mạng nội bộ

Trước khi thực hiện chia sẻ dữ liệu cho một số máy hạn chế trong mạng nội bộ, bạn cần lưu ý một vài điều kiện dưới đây để đảm bảo quá trình vận hành không xảy ra lỗi và giảm thiểu rủi ro ngoài ý muốn xuống mức thấp nhất.

Khi thực hiện chia sẻ dữ liệu phải đảm bảo rằng mỗi cá nhân có một tài khoản đăng nhập riêng với quyền truy cập khác nhau
Điều kiện cần thiết khi chia sẻ dữ liệu
  • Quản lý quyền truy cập cá nhân: khi thực hiện chia sẻ dữ liệu phải đảm bảo rằng mỗi cá nhân có một tài khoản đăng nhập riêng với quyền truy cập khác nhau. Chỉ những người dùng có tài khoản mới được phép truy cập vào hệ thống.
  • Ứng dụng công nghệ mã hóa dữ liệu: nên sử dụng công nghệ mã hóa dữ liệu nhằm bảo vệ nguồn tài liệu khi chuyển, lưu trữ hoặc chia sẻ với nhau.
  • Kiểm tra dữ liệu chặt chẽ: khi chia sẻ dữ liệu cho một số máy hạn chế trong mạng nội bộ cần thực hiện kiểm soát nguồn tài liệu để sử dụng vào những mục đích đúng đắn và có hiệu quả.
  • Thực hiện các biện pháp bảo mật an toàn: Tăng cường bảo mật hệ thống để đảm bảo các dữ liệu không bị đánh mất bởi các mối đe dọa mạng hoặc bị truy cướp bởi những người dùng trái phép

Xem thêm: Mã độc lây lan chủ yếu qua các lỗ hỏng bảo mật hệ thống mà bạn cần đề phòng?

Hướng dẫn cách chia sẻ dữ liệu cho một số máy hạn chế trong mạng nội bộ

Có 02 cách để chia sẻ dữ liệu cho một số máy hạn chế trong mạng nội bộ, bạn hãy tham khảo từng bước phía dưới để có thể nắm rõ hơn.

Cách 1: Share thư mục từ Profile của người dùng và ổ đĩa của hệ thống

Bước 1: Nhấn vào thư mục, nhấn chuột phải rồi chọn Properties, sau đó nhấn chọn Sharing. Tiếp tục chọn Network File and Folder, nhấn Sharing mở hộp thoại Folder Sharing. Tại đây, chọn Everyone rồi chọn Add.

Bước 2: Đưa nhóm Everyone vào File Sharing, ngay đây bạn có thể thay đổi quyền truy cập cho từng thư mục. Cụ thể: Read (quyền đọc), Read/Write (quyền sửa đổi) và Remove (quyền loại bỏ).

Bước 3: Nhấn chọn Share để mở hộp thoại, tại đây bạn có thể gửi email hoặc sao chép địa chỉ liên kết.

Bước 4: Thực hiện đến bước này, bạn đã chia sẻ thành công dữ liệu trên các máy trong cùng hệ thống mạng nội bộ.

Cách 2: Share thư mục từ System Wide Locations

Bước 1: Nhấn chuột chọn vào biểu tượng mạng nằm ở góc phải màn hình, sau đó chọn Open Network and Sharing Center.

Bước 2: Di chuyển chuột chọn HomeGroup, sau đó nhấn Join Now. Khi hộp thoại Wizard xuất hiện, bạn cần phân loại tệp tin muốn chia sẻ.

Bước 3: Nhập mật khẩu HomeGroup đã tạo trước đó, sau đó vào Type the password để kết nối. Rồi nhấn chọn Next.

Bước 4: Sau khi kết nối người sử dụng HomeGroup, sẽ hiển thị tất cả các dữ liệu được chia sẻ tại đây.

Khi bạn muốn chia sẻ bất kỳ một dữ liệu nào đó, chỉ cần nhấn chọn vào dữ liệu cần chia sẻ, sau đó chọn Share With, kế đến chọn Advanced Sharing. Xuất hiện hộp thoại, chọn Sharing và nhấn Advanced Sharing.

Bước 5: Truy cập vào Share this folder và nhấn chọn Permissions

Bước 6: Xuất hiện hộp thoại Permissions, bạn được phép thực hiện quyền truy cập dữ liệu cho những người dùng khác. Sau đó, nhấn chọn Add.

Bước 7: Vào hộp thoại Select User or Groups, chọn đối tượng muốn add. Sau đó nhấn Advanced.

Bước 8: Nhấn chọn Find, trong Search Results chọn HomeGroupUser. Rồi nhấn OK

Bước 9: Bổ sung danh sách HomeGroupUser vào hộp Select User Or Group. Tiếp tục nhấn OK

Bước 10: Hộp thoại Permissions for Apps Build xuất hiện, nhấn chọn nhóm đối tượng HomeGroupUser. Sau đó nhấn Full Control để trao quyền truy cập và chia sẻ. Chọn Apply và nhấn OK.

Chia sẻ dữ liệu dường như đã trở nên phổ biến và cần thiết trong mọi môi trường làm việc. Hy vọng rằng với những thông tin hữu ích mà chúng tôi mang đến sẽ giúp các bạn hiểu rõ và dễ dàng hơn trong việc chia sẻ dữ liệu cho một số máy hạn chế trong mạng nội bộ. Các bạn đừng quên theo dõi để đọc thêm nhiều kiến thức bổ ích từ trang Itele nhé.

Hệ thống gọi tự động Itele có gì “HOT”?

Với mục tiêu tối ưu hóa thời gian và công sức của chúng ta trong công việc, bên cạnh việc chia sẻ dữ liệu cho một số máy hạn chế trong mạng nội bộ như đã đề cập phía trên. Chúng tôi còn mang đến cho các bạn mội giải pháp mới nhằm giải quyết mọi vấn đề của telesale, tối ưu hóa khả năng tiếp cận khách hàng cũng như năng suất công việc.

Hệ thống gọi tự động – phần mềm telsale – Autocall với mục tiêu đặt ra cho doanh nghiệp: giảm chi phí nhân sự, tăng hiệu suất các cuộc gọi, tăng kết quả khi kết nối các cuộc gọi. Lựa chọn Itele, nâng cao doanh số doanh nghiệp. Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết, bạn hãy truy cập vào website chính thức của hệ thống gọi tự động itele.

Đánh Giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *