Sự thật về nghề telesale logistics còn cần thiết hay không?

Một số kiến thức về nghề telesale logistics

Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ và chuỗi cung ứng lên ngôi, ngành logistics cũng từ đó mà “hot” hơn bao giờ hết. Chính vì lẽ đó, mà nghề telesale logistics trở thành một kênh bán hàng rất hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, nhiều bạn cho rằng công việc liên quan đến logistics đều làm việc qua email thì việc telesale không hiệu quả. Vậy hãy cùng itele tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết này.

Định nghĩa chi tiết về telesale logistics

Thông tin về telesale logistics
Telesale logistics là gì?

Telesale logistics là một vị trí quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động bán hàng của doanh nghiệp và có quan hệ mật thiết với những bộ phận khác trong ngành logistics. Một điểm khác biệt của nhân viên telesale logistics so với các telesale những ngành nghề thông thường đó là: Telesale logistics sẽ không làm việc với nghĩa vụ phải chốt khách ngay trên các cuộc gọi điện thoại.

Tìm hiểu thêm: Nghề Logistics là gì?

Vai trò của telesale logistics

Nhiệm vụ của telesale logistics là gọi điện đến cho các khách hàng: khai thác thông tin, địa chỉ của họ,… Sau đó, chuyển các phần thông tin này đến những nhân viên kinh doanh. Các công việc tiếp theo như: tư vấn cho khách hàng, hẹn gặp trao đổi trực tiếp với khách hàng đều sẽ do nhân viên kinh doanh quản lý.

Tuy telesale logistics không là người trực tiếp tạo ra doanh thu cho công ty, nhưng họ cũng đóng góp một phần quan trọng không thể thiếu để giúp một doanh nghiệp logistics tồn tại. Măc dù, nhiệm vụ của họ không có gì quá phức tạp nhưng cũng cần phải có một tinh thần thép, tính cần cù và kiên trì. Để khách hàng cảm thấy thoải mái khi được gọi đến, thì kịch bản telesale logistics phải được xây dựng trước đó, nhằm tránh được những sai lầm khi thu thập thông tin từ phía khách hàng.

Cách xây dựng kịch bản telesale logistics

Đối với những nhân viên mới vào nghề, phương thức telesale nên được ưu tiên hàng đầu và phải gọi thật nhiều thì mới nhìn thấy hiệu quả của phương thức này. Một phần không thể thiếu để bắt đầu một cuộc gọi telesale logistics đó là xây dựng nội dung kịch bản .

Các cách xây dựng kịch bản telesale logistics
Cách xây dựng kịch bản telesale logistics

Lời chào đầu ấn tượng

Để có thể hình thành một lời chào gây ấn tượng cho kịch bản telesale logistics, thì trước tiên bạn nên trả lời được những câu hỏi như: Bản thân bạn là ai? Bạn gọi điện cho khách hàng vì lý do gì?…

Hãy bắt đầu với những điều đơn giản nhất, bằng một vài lời dẫn dắt giới thiệu về tên bạn, tên công ty cùng với mục đích gọi điện. Tuy nhiên, để trở nên ấn tượng bạn phải thể hiện sự lịch sự, chuyên nghiệp, không quá nói nhiều, để tránh trường hợp khách hàng cảm thấy mệt mỏi hoặc chán ngán.

Nên nhớ rằng, đừng tạo kịch bản một cách cứng nhắc, vì điều đó sẽ khiến cho các khách hàng cảm thấy không an tâm hoặc thấy phiền khi bạn gọi điện đến. Hãy kết thúc lời chào bằng cách đưa ra lời mời mua hàng hoặc tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm.

Xác định mục tiêu muốn truyền tải

Sau khi hình thành lời chào mở đầu thì phần tiếp theo bạn phải xác định mục tiêu của cuộc gọi telesale logistics. Điều này giúp bạn tránh bị lạc đề trong quá trình giao tiếp. Giúp khách hàng dễ dàng hiểu được vấn đề mà bạn muốn truyền tải. Tiếp theo đó, bạn sẽ vào phần tương tác với khách hàng của mình.

Ở phần nội dung này, telesale logistics phải xây dựng được những nội dung sao cho thật hấp dẫn, ấn tượng khiến khách hàng giữ máy thật lâu và lắng nghe những điều bạn nói. Nên đặt câu hỏi để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, tình trạng hiện tại của họ, những thách thức mà họ đang gặp phải…

Vai trò của telesale logistics

Bạn nên lắng nghe và ghi chép lại các thông tin. Điều này giúp telesale logistics tìm ra nội dung cần truyền tải cho khách hàng. Trong quá trình truyền tải thông tin, hãy tập trung vào giải pháp và lợi ích mà sản phẩm/ dịch vụ của bạn có thể mang lại cho khách hàng.

Chú ý: Kịch bản của một nhân viên telesale logistics không được quá dài dòng. Hãy tập trung vào vấn đề nắm bắt và trao đổi với khách hàng, những điều mà bạn muốn hướng tới phù hợp với mục tiêu ban đầu đã đề ra. Bạn nên sắp xếp các phần nội dung logic để tổng thể kịch bản hợp lý hơn.

Chốt lại thông tin và đề xuất với khách hàng

Cuối cùng, khi đã đưa ra những nội dung chính quan trọng trong kịch bản telesale logistics. Bạn cần phải chốt lại thông tin cần thiết. Đồng thời bạn nên đề xuất một vấn đề liên quan đến cho khách hàng của mình. Để có thể kết nối với khách hàng lâu dài hơn, việc một telesale logistics cần phải làm là đề xuất một cuộc hẹn gặp trực tiếp với khách hàng.

Đối với nhiệm vụ của một telesale logistics, bạn phải khai thác thông tin của khách hàng. Đồng thời, giới thiệu được những cách thức kết nối khác như: email, viber, zalo…. để nhân viên kinh doanh có thể từ đó mà liên lạc với khách hàng.Trong cuộc trò chuyện của khách hàng với telesale logistics dù kết quả như thế nào thì bạn cũng gửi lời chào đến họ trước khi dập máy.

Một số điều cần lưu ý của một telesale logistics

“KHÔNG” nhắc đến tên khách hàng

Nhắc tên khách hàng trong cuộc gọi có thể giúp cho telesale logistics tạo ra một mối liên kết gần gũi hơn với khách hàng. Đây là cách để cho khách hàng cảm thấy được quan tâm. Khi telesale logistics không gọi tên khách hàng sẽ khiến họ sẽ mất thiện cảm với bạn. Một vài người còn cảm thấy phiền toái với những cuộc gọi đến từ nhân viên telesale logistics. Điều này, có thể làm cho khách hàng có cảm giác không thoải mái. Dẫn đến, bạn sẽ khó khăn trong việc thuyết phục khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ.

Vì vậy, trong cuộc gọi với khách hàng tiềm năng bạn nên ghi nhớ và gọi tên của khách hàng. Nhờ vậy, bạn sẽ có thiện cảm trong mắt khách hàng giúp mối quan hệ giữa hai người gần gũi hơn.

Không tập trung vào cuộc điện thoại

Trong quá trình gọi điện cho khách hàng, việc tập trung vào cuộc trò chuyện đó là điều rất quan trọng. Nếu không tập trung vào cuộc điện thoại thì nhân viên telesale logistics sẽ không ghi nhận được thông tin của khách hàng. Hậu quả, có thể bỏ lỡ các chi tiết quan trọng của khách hàng như: tên, địa chỉ, số điện thoại, email và yêu cầu của họ. Dẫn đến việc không thể tận dụng tối đa thời gian của khách hàng để giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ của bạn, làm giảm khả năng thành công của cuộc gọi.

Một số điều cần lưu ý của một telesale logistics
Một số điều cần lưu ý của một telesale logistics

Có thể thấy, thái độ tập trung khi làm bất cứ công việc gì cũng đều rất cần thiết. Đối với người làm nghề telesale logistics bạn phải rèn luyện để luôn luôn giữ phong thái chuyên nghiệp, lắng nghe và tập trung vào từng chi tiết của khách hàng

Tránh gọi sai tên khách hàng hoặc tên công ty

So với việc không nhớ tên của khách hàng, thì việc một nhân viên telesale logistics gọi sai tên của khách hàng hoặc tên công ty lại càng tệ hại hơn!

Gọi sai tên của khách hàng hay công ty của họ khiến bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp trong mắt khách hàng. Nếu nhân viên telesale logistics gọi sai tên khách hàng, việc này sẽ gây khó chịu cho khách hàng. Đặc biệt là nếu tên gọi sai của họ qua một tên hoàn toàn khác. Khách hàng có thể cảm thấy, bạn không hề quan tâm tới họ. Từ đó, khách hàng sẽ không có cảm giác thoải mái trong cuộc gọi.

Do vậy, để đạt được hiệu quả tốt nhất trong telesales logistics, bạn nên cố gắng học và nhớ tên khách hàng và tên công ty chính xác và sử dụng chúng trong cuộc gọi của mình. Nếu bạn không chắc chắn về thông tin, hãy yêu xác nhận lại thông tin trong hệ thống của bạn trước khi bắt đầu cuộc gọi.

Không ngắt lời khách hàng

Khi bị bạn ngắt lời sẽ khiến khách hàng khó chịu, không còn muốn chia sẻ. Là một telesale logistics bạn hãy đặt mình vào địa vị của khách hàng để cảm nhận. Chắc chắn, sẽ không ai thích nói chuyện với người cứ liên tục cướp lời của mình. Ngắt lời khách hàng là một hành động không tốt trong quá trình telesales. Việc này, có thể làm mất tinh thần của khách hàng giảm sự tập trung và dễ dẫn đến việc dập máy.

Bạn hãy sử dụng các kỹ năng lắng nghe, tập trung vào nội dung của cuộc gọi, ghi chú những điểm quan trọng mà khách hàng đưa ra, để hiểu rõ hơn ý kiến của khách hàng và tránh làm gián đoạn trong quá trình giao tiếp. Từ đó, sẽ giúp bạn tạo được một mối quan hệ tốt với khách hàng, tăng độ tin tưởng và thành công trong công việc telesales logistics.

Nhìn một cách tổng thể, telesales logistics là một vị trí quan trọng và đầy tiềm năng. Thông qua bài viết này, bạn có thể thấy được vai trò của nghề telesale logistics. Tuy nhiên, để trở thành một  telesales logistics thành công, bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng và kiến thức cần thiết, sử dụng công nghệ thông tin hiện đại và xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng.

Để ứng dụng công nghệ thông tin vào nghề telesale, chúng tôi đem đến cho bạn giải pháp hệ thống gọi tự động itele. Trên thị trường cũng có nhiều hệ thông tự động gọi. Tuy nhiên đối với itele, chúng tôi sẽ giúp bạn tối ưu hóa các cuộc gọi, giúp khai thác tệp khách hàng một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí gấp 10 lần kiểu gọi truyền thống. Hãy để lại thông tin chúng tôi sẽ giúp bạn trở thành một telesale hiệu quả.

Đánh Giá

One thought on “Sự thật về nghề telesale logistics còn cần thiết hay không?

  1. Pingback: Cách để trở thành một telesale ngành dược chuyên nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *